GIÁ CÀ PHÊ


Dự báo giá Caosu

Tình hình sản xuất thế giới:

Hiệp hội sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) đã hạ dự báo sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2011 xuống còn 10,25 triệu tấn, thấp hơn mức dự báo đưa ra trước đó là 10,06 triệu tấn. Con số này của năm 2010 là 9,473 triệu tấn. Sản lượng cao su toàn cầu giảm do các nước chủ chốt như Thái Lan và Trung Quốc đều không đạt mục tiêu đề ra. Sản lượng của Thái Lan năm nay có thể đạt 3,375 triệu tấn, giảm so với dự báo trước đó là 3,43 triệu tấn. Tuy nhiên sản lượng này vẫn cao hơn so với năm 2010 là

0,143 triệu tấn. Trong khi đó sản lượng của Indonesia lại được nâng lên từ 2,955 triệu tấn dự báo trước đó lên mức 2,972 triệu tấn. Con số này cũng cao hơn của năm 2010 là 0,236 triệu tấn. Tổng cung của các nước thành viên trong Hiệp hội năm nay sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 5,8%, điều chỉnh giảm so với mức tăng 6,2% dự báo trước đó.

Theo báo cáo của Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), nhu cầu cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp trên toàn cầu năm 2011 dự kiến sẽ tăng lên 26,1 triệu tấn, so với 24,4 triệu tấn năm 2010. Dự báo nhu cầu cao su thế giới sẽ tiếp tục tăng lên 27,6 triệu tấn trong năm 2012.

Giá cao su của thế giới tháng 5 biến động liên tục, cụ thể: Trong phiên giao dịch ngày 16/5 giá cao su kỳ hạn tháng 10 tại sở giao dịch hàng hoá Tokyo (Tocom) – nơi giá cao su được dùng làm tham chiếu cho thị trường châu Á – tăng 11 Yên, tương đương tăng 3% lên

381,4 yên/kg. Mức giá này đã vượt qua mức trung bình của 200 ngày (379 yên/kg); giá cao su  giao  kỳ  hạn  tại  Thượng  Hải  tăng  365  NDT  (1,2%)  lên  31.570  NDT/tấn  (4.805,42 USD/tấn). Giá cao su tăng vì đồng Yên yếu so với đồng USD, giá dầu thô tăng cao và xu hướng tăng mạnh trên thị trường cao su Thượng Hải. Giá cao su của Thái Lan, Malaysia và Indonesia cũng tăng nhẹ nhưng vẫn ở dưới 5 USD/kg do khách hàng quan trọng là Trung Quốc đang quay trở lại mua hàng từ các kho ngoại quan trong nước. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5/2011, giá cao su trên sàn Tocom lại quay đầu giảm điểm theo giá dầu. Giá cao su giao tháng 10 giảm 1,1 yên tương đương 0,3% xuống còn 370,4 yên/tấn (4.570 USD/tấn). Trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 9 cũng giảm 1% tương đương 305 NDT xuống còn 31.205 NDT/tấn (4.802 USD/tấn). Tại thị trường Ấn Độ, giá cao su cũng sụt giảm do nguồn cung dồi dào. Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên năm 2011 của nước này sẽ tăng lên 4,6% lên 902.000 tấn.

Tình hình trong nước:

Trong tháng 5/2011, các nông trường và công ty cao su đã bắt đầu bước vào vụ khai thác mủ. Tính chung trên cả nước, lượng cao su khai thác trong tháng 5 tăng mạnh so với các tháng thấp điểm và đạt mức 45 nghìn tấn. Mức khai thác này tương đương với sản lượng khai thác cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, khối lượng cao su xuất khẩu tháng 5 ước đạt 30 ngàn tấn với trị giá 131 triệu USD. Tổng khối lượng cao xu xuất khẩu 5 tháng đầu năm ước đạt 230 ngàn tấn với trị giá 1 tỉ USD; chỉ tăng 26,3% về lượng nhưng giá trị thu về gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2010. Cùng chung xu hướng của thế giới, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam giảm liên tục kể từ giữa tháng 3 cho đến nay. Tuy nhiên, tính bình quân 4 tháng giá cao su xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái đạt 4.383 USD/tấn. Nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới có xu hướng tăng cho dù Trung Quốc đưa ra biện pháp hạn chế nhập khẩu theo đường tiểu ngạch.

Tại Việt Nam, nguồn cung bắt đầu tăng trở lại do đó dự báo khối lượng cao su xuất khẩu trong những tháng tới cũng sẽ gia tăng trở lại. Xuất khẩu cao su năm 2011 vẫn giữ mức dự báo của tháng trước.

Dự báo xuất khẩu cao su năm 2011

Thời điểm

Khối lượng (tấn)

(r=13,0%)

Kim ngạch (USD)

(r=23,9%)

Quý I* Quý II** Quý III** Quý IV** 164.276

151.432

245.240

272.712

721.542.844

738.692.025

938.885.723

988.806.876

Cộng 833.660 3.387.927.468
Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê