GIÁ CÀ PHÊ


Giá Tiêu và dự báo phiên giao dịch ngày 06/03/2013

Sàn Kochi (Ấn Độ), ngày 5/3/2013
- Sau hai ngày đình công tại Ấn Độ, các cửa hàng đã bắt đầu buôn bán trở lại. Các hộ nông dân cũng bắt đầu giao dịch nguồn dự trữ của mình.
- Các chuyên gia Ấn Độ nhận định: “Hiện tượng trên kèm theo việc nguồn cung từ vụ thu hoạch ở Karnataka đang kéo giá của thị trường xuống”.
- Hiện, chỉ mới có khoảng 6-7 tấn hồ tiêu chất lượng thấp được cung cấp cho thị trường từ các vùng miền nam.

- Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin bên lề cho rằng lượng hồ tiêu đang được kiểm tra chất lượng tại các kho hàng sẽ sớm được đưa ra thị trường. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính khiến giá hồ tiêu đang giảm xuống.
- Theo đó, mọi hợp đồng kì hạn tại mức giá đóng cửa đã giảm hơn ngày trước đó, trong khi tổng khối lượng giao dịch cho tăng hơn.

- Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/03. Hợp đồng kì hạn tháng 3/2013 tại NCDEX giảm 450 Rupi/tạ xuống mức 36.310 Rupi/tạ. Hợp đồng tháng 4/2013 và 5/2013 giảm lần lượt 656 Rupi/tạ và 540 Rupi/tạ xuống mức 34.710 Rupi/tạ và 33.835 Rupi/tạ.
- Hiện hồ tiêu có xuất xứ Ấn Độ trên thị trường thế giới đang được định mức ở giá 7.500 USD/tấn (C&F) đối với hàng giao ngay, lần lượt 7.200 USD/tấn và 6.900 USD/tấn (C&F) đối hàng giao vào tháng 3/2013 và 4/2013.

THỊ TRƯỜNG HÀNG THỰC:

TIÊU ĐEN: Thị trường diễn biến lên xuống trong suốt tuần vừa rồi.

- Tại Ấn Độ, giá hồ tiêu giảm khoảng 3%. Nguyên nhân có thể do  ảnh hưởng của việc lượng cung bổ sung từ vụ thu hoạch mới được đưa vào thị trường. Vụ mùa năm nay kỳ vọng sẽ bội thu hơn năm ngoái.

- Tại Malaysia, Việt Nam và Sri Lanka, giá nội địa có xu hướng tăng, trong khi giá ở Indonesia tương đối ổn định.

TIÊU TRẮNG:

Tại Indonesia, thị trường tương đối tĩnh lặng do lượng cung hạn chế. Do xu hướng giá hồ tiêu trắng cao, cũng như nguồn cung bổ sung năm nay đang hạn chế, nên lượng dự trữ từ năm ngoái đã hầu như cạn kiệt. Nguồn cung mới từ vụ thu hoạch cho thị trường ước sẽ được bổ sung vào khoảng tháng 6-7/2013.
NHẬP KHẨU HỒ TIÊU CỦA NHẬT BẢN
- Trong những thập niên gần đây, nhập khẩu hồ tiêu vào Nhật Bản tương đối ổn định, ước khoảng 8-9.000 tấn/năm, ngoại trừ trong năm 2008.

- Nhìn chung, nước này hàng năm có xu hướng tăng nhập khẩu hồ tiêu xay và giảm nhập khẩu hồ tiêu chưa xay.

- Malaysia là nhà cung cấp chính cho mặt hàng hồ tiêu chưa xay cho Nhật Bản; trong khi về mặt hàng hồ tiêu xay.

- Indonesia đã vượt qua vị trí đứng đầu này của Malaysia.

- Hồ tiêu xay Malaysia từ vị trí chiếm tỷ trọng 70% trong thập niên vừa rồi đã giảm xuống 33% trong năm 2012. Trong khi hồ tiêu Indonesia lại được Nhật Bản tăng cường ưa chuộng, với tỷ lệ từ 10% tăng lên 59%.

(giaphat.co)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: