GIÁ CÀ PHÊ


Thi trường Hạt Tiêu phiên GD ngày 05/08/2011

- Thị trường hạt tiêu Ấn Độ trong phiên giao dịch ngày 5/8 chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố trái chiều trên cả thị trường nội địa và quốc tế, và đặc biệt là giá giao kỳ hạn tháng 8 sẽ đáo hạn vào ngày 19/8 tới.

- Chốt phiên giao dịch ngày thứ 6 - 05/08/2011 giá giao kỳ hạn tháng 8 trên sàn Kochi Ấn Độ giảm khá mạnh -222 usd, đứng ở mức 6332 usd/tấn, tương đương với mức giảm -995  Rs/tạ.

- Khối lượng giao dịch trên kỳ hạn tháng 8 đạt khoảng 12,041 lô.

- Hợp đồng mở giảm mạnh -890 lô đứng ở mức 8,484 lô cho hợp đồng giao kỳ hạn tháng 8.

- Trên thị trường nội địa, giá Tiêu xô Daklak và GiaLai mạnh xuống mức 106.000-107.000 đ/kg. Tại Daknong và Brvt có giá cao hơn ở mức 108-109,000 đ/kg.

- Hiện chỉ có những đại lý lớn mới chào bán hạt tiêu khối lượng lớn, ở mức giá cao khoảng 284 Rs/kg. Một số nhà giao dịch từ Tamil Nadua đang thu mua hạt tiêu với khối lượng nhỏ. Các nhà giao dịch từ Karnataka đang chào bán với giá 285 Rs/kg, vận chuyển đi bất cứ địa điểm giao hàng nào ở Ấn Độ. Khối lượng giao dịch giảm mạnh.

- Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu từ các nước sản xuất lớn có thể tăng cao hơn trong vài tháng tới

- Báo cáo mới nhất từ Hội đồng gia vị Ấn Độ cho thấy kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của nước này trong quý 2/2011 tăng 21%, lên mức 5.750 tấn, so với mức kim ngạch 4.750 tấn trong cùng kỳ năm 2010.

- Hoạt động giao dịch trên thị trường quốc tế cũng khá trầm lắng và các nhà giao dịch kỳ vọng thị trường sẽ sôi động hơn trong tuần tới. Giá hạt tiêu chào bán từ Việt Nam đang thấp hơn Ấn Độ và khối lượng xuất khẩu trong tháng 7 ước tính khoảng 12 ngàn tấn.

GiaPhat.Co - giacaphetructuyen.vn

Xu hướng thị trường thế giới:

Sản lượng hồ tiêu niên vụ 2011 dự kiến sẽ giảm tại các nước như Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và Braxin do điều kiện khí hậu bất lợi trong khi đó tại Việt Nam, Malaysia và Sri Lanka sản lượng duy trì như năm trước.

Các thương gia Ấn Độ nhận định sản lượng hồ tiêu của quốc gia này đạt 45 nghìn tấn trong niên vụ 2011, giảm 3 nghìn tấn so với mức dự báo 48 nghìn tấn của Ủy ban Gia vị Ấn Độ, trước đó và giảm 15,1% so với sản lượng năm 2010. Tiêu thụ nội địa trong năm 2011, dự kiến đạt 45 nghìn tấn, tăng 2,27% so với năm 2010. Sau một thời gian dài là một trong những thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, Ấn Độ đã trở thành quốc gia nhập khẩu hồ tiêu do đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước, nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến hồ tiêu của Ấn Độ hiện nay phụ thuộc nhiều vào Việt Nam, Indonesia và Sri Lanka.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC), dự báo sản lượng hồ tiêu của Malaysia niên vụ 2011 đạt 25,7 nghìn tấn, dự kiến sẽ xuất khẩu 22 nghìn tấn. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2011, Malaysia đã xuất khẩu 5.604 tấn (trong đó: 4.274 tấn tiêu đen, 1.340 tấn tiêu trắng và 17 tấn tiêu xanh), tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhật Bản là thị trường truyền thống nhập khẩu hồ tiêu từ Malaysia, tiếp đến là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore.

Sản xuất hồ tiêu của Indonesia thất thu nghiêm trọng do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết trong 2 năm 2010 và 2011. Trong năm 2011, dự báo lượng hồ tiêu Indonesia sẽ giảm mạnh 28,8% so với niên vụ trước đạt 37 nghìn tấn.

Cũng trong tháng 5/2011, Braxin đã xuất khẩu 1.600 tấn tiêu đạt trị giá 8,3 triệu USD, giảm 44,7% về lượng và giảm 4,6% về trị giá so với cùng kỳ 2010. Sự sụt giảm xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 của Braxin là dấu hiệu cạn kiệt nguồn hàng tại Braxin. Tính đến hết tháng 5, tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của Braxin đạt 11.837 tấn, trị giá 56,8 triệu USD, giảm 677 tấn (5%) so với mức xuất khẩu 12.514 tấn của 5 tháng/2010.

Diễn biến về giá hồ tiêu: Giá hồ tiêu thế giới có xu hướng tăng cao trong quý II/2011 sau quá trình giảm tại thời điểm tháng 3. Trên sàn Ncdex - Ấn Độ, giá tiêu đen giao ngay tại thời điểm cuối tháng 6 dao động từ 27.800 - 28.500 Rupi/tạ, tăng 25% so với giá thời điểm đầu quý II và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá thu mua tiêu đen nội địa Ấn Độ đang ở mức 6.127 USD/tấn, tăng 50% so với mức giá đầu năm, giá tiêu đen xuất khẩu đạt mức kỷ lục vào cuối tháng 5 và đạt 6.536 USD/tấn, hiện giá tiêu đen xuất khẩu của Ấn Độ đạt 6.336 USD/tấn, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ 2010.

Tại Braxin, nguồn cung hồ tiêu đã cạn kiệt, hiện thị trường gần như không có giao dịch, giá tiêu đen tham khảo tại Belem 10 BRL/kg với giá nội địa và giá xuất khẩu đạt 6.500 USD/tấn với loại tiêu ASTA tăng 30 - 35% so với mức giá thời điểm đầu năm 2011.

Giá tiêu nhập khẩu trên thị trường châu Âu đang ở mức khá cao, giá tiêu đen Braxin đang ở mức 6.400 USD/tấn tiêu đen Ấn Độ đạt 7.000 USD/tấn. Giá tiêu trắng dao động từ 8.900- 9.000 USD/tấn tăng 1.600- 1.700 USD/tấn so với mức giá thời điểm đầu năm.

Tóm lại, diễn biến giá hồ tiêu trên thị trường thế giới phụ thuộc vào nguồn cung từ vụ thu hoạch tiêu tại Indonesia và Malaysia vào đầu tháng 7 tới. Dự báo, giá hồ tiêu thế giới sẽ có xu hướng điều chỉnh tăng do nhu cầu hồ tiêu thế giới vẫn ở mức cao trong khi nguồn cung giảm.

Thị trường xuất khẩu: Trong tháng 5/2011, Hoa Kỳ tiếp tục duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam, đạt 2.838 tấn, với kim ngạch 17,17 triệu USD, so với tháng 4/2011, tăng cả lượng và kim ngạch lần lượt là 55,17% và 65,54%; đồng thời so với cùng kỳ năm 2010 tăng 48,66% về lượng và tăng 159% về kim ngạch. Nâng tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu sang thị trường này lên tới 8.209 tấn, kim ngạch là 45,46 triệu USD; so với 5 tháng đầu năm ngoái giảm không đáng kể 0,19% về lượng nhưng vẫn tăng mạnh 70,26% về kim ngạch.

Đáng chú ý, xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Đức trong tháng 5/2011 giảm khá sâu so với tháng trước, giảm 60,88% về lượng và giảm 55,88% về kim ngạch; còn so với tháng 5/2010 cũng giảm cả lượng và kim ngạch là 55,74% và 15,96%; đạt 723 tấn với kim ngạch 5 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu sang thị trường Đức đạt 5.879 tấn, kim ngạch 34,37 triệu USD; giảm 28,66% về lượng nhưng vẫn tăng 32,76% về kim ngạch so với 5 tháng đầu năm 2010. Đức hiện vẫn đang là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn thứ 2 của nước sau Hoa Kỳ.

Ngoài ra, trong tháng 5/2011, xuất khẩu hồ tiêu sang một số thị trường khác đạt được mức tăng trưởng khá cao so với tháng trước như: Nga tăng 94,48%, đạt 564 tấn; Tây Ban Nha đạt 597 tấn, tăng 68,84%; Hàn Quốc tăng 66,11%, đạt 397 tấn… Bên cạnh đó, xuất khẩu sang một số thị trường lại giảm mạnh như: Ucraina giảm 82,51%; Ai Cập giảm 90,68%; Pakistan giảm 43,74%...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 06 Tháng 8 2011 00:13