GIÁ CÀ PHÊ


Một Số Giải Pháp Cấp Thiết Trong Sản Xuất Giúp Vụ Hồ Tiêu 2015 Giữ Vững Năng Suất, Sản Lượng (10/04/2015)

Hội nghị đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT phòng chống bệnh hại tiêu.

Hồ tiêu đang bước vào vụ sản xuất mới. Nông dân các địa phương có cây Hồ tiêu đang khẩn trương tiến hành các biện pháp canh tác giúp Hồ tiêu sinh trưởng phát triển tốt.

Nhằm hỗ trợ người sản xuất, đặc biệt là ngăn chặn dịch bệnh đang có chiều hướng ngày một gia tăng, ngày 4/4/2015, một số cơ quan khoa học, quản lý của Bộ NN-PTNT dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cùng một số địa phương trồng tiêu trọng điểm như BR-VT, Đồng Nai, Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã họp bàn giải pháp “Đẩy mạnh ứng dụng TBKT phòng chống bệnh hại Hồ tiêu” nhằm rà soát lại tình hinh dịch bệnh và triển khai ngay một số biện pháp ngăn chặn.

Một số vấn đề đã được kết luận tại Hội nghị:

Ở hầu khắp các tỉnh trồng tiêu trọng điểm, mức độ nhiễm bệnh trên Hồ tiêu đang ngày một nặng. Ngoài bệnh chết nhanh (do nấm Phytophthora gây hại), chết chậm (do nấm Fusarium gây hại) còn có các bệnh do rệp sáp, tuyến trùng, virus v.v. Để khống chế dịch bệnh, nếu chỉ dung biện pháp hoá học BVTV không thì không thể ngăn chặn được mà phải dùng biện pháp canh tác.

Mọi biện pháp canh tác để giữ được năng suất tiêu cần phải làm ngay từ đầu mùa mưa, nếu để sau mùa mưa sẽ không phát huy được tác dụng.
Ngay từ đầu vụ như hiện nay, dùng giống sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng đối với các vườn trồng tiêu mới là yêu cầu tối cần thiết. Các cơ quan nghiên cứu (Viện KHNN MN, Viện NC NLN Tây Nguyên, Viện BVTV, …) cần hết sức khẩn trương, phối hợp với các địa phương chuyển giao nhanh hơn các kết quả NC. Các cơ quan quản lý nông nghiệp các địa phương phải làm mạnh hơn công tác quản lý giống, giúp dân có giống tốt để sử dụng.

Công tác khuyến nông cần dành nhiều hơn cho việc tập huấn đào tạo với nông dân các vùng trồng tiêu mới, tăng cường hơn nữa phổ biến kỹ thuật qua kênh truyền thông, đặc biệt là truyền hình; các địa phương cần chú trọng phương thức khuyến nông bằng việc mời nông dân tham quan các mô hình nông dân làm tiêu xuất sắc.

Với một số biện pháp canh tác cần hết sức lưu ý làm ngay từ đầu vụ đó là cách thức làm hố trồng, hệ thống tưới /tiêu nước cho tiêu cũng là những giải pháp giúp ngăn dịch bệnh rất hiệu quả. Cách thức làm hố trồng mới theo hướng đào hố sâu, lót dày xác thực vật, phân hữu cơ rồi trồng nông, trồng về một bên trụ để thuận tiện sau này bón phân tránh hại rễ là cách nhiều nông dân đã đúc kết là rất tốt.

Cách thức tưới nước cho cây tiêu là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến mức độ lây lan của dịch bệnh, do vậy cần hết sức lưu ý tới khâu làm bồn quanh gốc tiêu. Tuỳ  mỗi địa phương với tính chất đất khác nhau mà có biện pháp làm bồn khác nhau.

Hiện nay nhiều nông dân trồng tiêu các vùng đều có rất nhiều kinh nghiệm. Ví dụ vùng BV-VT đất thường tơi xốp, dộ dốc vường tiêu lại thấp nên giữ nước tốt, do vậy nông dân thường làm rãnh nước sâu khoảng 40 cm giữa các hàng giúp cây tự thấm nước nhưng với nhiều vùng ở Tây Nguyên, do kết cấu đất và độ dốc khác nên lại phải thiết kế vườn tiêu theo kiểm khác, ví dụ làm hố trữ nước trong vườn, làm bờ giữ nước quanh gốc để khi tưới nước không bị thất thoát nhưng mùa mưa lại xẻ bờ để nước thoát ra, tránh được ngập úng.

Nhìn chung đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp canh tác rất hiệu quả, không chỉ tiết kiệm nước tưới mà còn giúp ngăn ngừa sâu bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm v.v.

Hướng sản xuất theo mô hình liên kết cánh đồng lớn giúp nông dân canh tác theo hướng GAP, có doanh nghiệp tham gia đặt hàng, giám sát và cam kết tiêu thụ là hướng đi bền vững không chỉ về mặt thị trường, giúp sản phẩm không bị tồn dư hoá chất khi xuất khẩu mà còn giúp cho khâu sản xuất được ổn định, tránh tình trạng sử dụng hoá chất BVTV bừa bãi, thiếu khoa học dẫn đến rủi ro cao.


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: