GIÁ CÀ PHÊ


Xuất khẩu Sắn 2012 tăng mạnh cả về số lượng và giá trị (19/12)

- Theo Bộ Công thương, tháng 11/2012, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn  đạt 193.000 tấn, giá trị 77 triệu USD. Luỹ kế 11 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này đạt 3.828 ngàn tấn với tổng giá trị 1,2 tỷ USD, tăng 56 % so với cùng kỳ năm 2011.Các thị trường nhập nhẩu chính gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines… đều tăng trưởng mạnh về giá trị và lượng.

- Tuy nhiên do nguồn cung hạn chế, dự báo xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 12 sẽ giảm

- Mới hết 11 tháng trong năm 2012, xuất khẩu sắn và sản phẩm của sắn đã đạt 1.226 triệu USD, cao hơn cả kỷ lục (960 triệu USD) đã đạt được vào năm 2011.

- So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu sắn đã tăng 38,8%, cao gấp đôi tốc độ tăng tổng kim ngạch của cả nước; đây cũng là tốc độ tăng cao thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.

- So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch tăng 343 triệu USD, cao thứ 9 trong các mặt hàng có kim ngạch tuyệt đối tăng thêm. Tổng khối lượng xuất khẩu trong 11 tháng đạt khá cao (xấp xỉ 3,9 triệu tấn, tăng rất cao 58,8%).

- Xuất khẩu sắn đạt được kết quả cao do nhiều yếu tố. Diện tích gieo trồng sắn khá lớn (năm 2011 đạt 560.000ha, cao gấp gần 2,4 lần năm 2000)…

- Sản lượng sắn năm 2011 đạt 9,87 triệu tấn, cao gấp gần 5 lần năm 2000, cao gấp đôi tốc độ tăng của diện tích gieo trồng, chứng tỏ do xuất khẩu cao nên cùng với việc mở rộng diện tích là chăm sóc tăng năng suất.

- Giá sắn xuất khẩu năm 2011 đạt 275,9 USD/tấn và 473,6 USD/tấn sản phẩm từ sắn. Đó là mức giá khá cao. Thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn lớn nhất là Trung Quốc (10 tháng đạt 985 triệu USD, chiếm 87% tổng số, tiếp đến là Hàn Quốc 39 triệu USD, Đài Loan 29 triệu USD, Philippines 16,9 triệu USD, Malaysia 10,4 triệu USD,…

- Mặc dù xuất khẩu sắn đạt được những kết quả như trên, nhưng mừng ít lo nhiều. Diện tích gieo trồng sắn hiện đã được mở rộng rất lớn trong các loại cây ngắn ngày (năm 2011 chiếm 4,9% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm, chỉ kém lúa, ngô). Trong các tỉnh có diện tích và sản lượng sắn lớn là Tây Ninh, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Bình Phước… là những địa phương có thể phù hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao và bền vững hơn.

- Trong khi cây sắn đối với vùng đất dốc giữ nước, giữ đất kém, đất chóng bạc màu. Điều quan trọng là thị trường xuất khẩu lại quá tập trung vào Trung Quốc, mà một bài học kinh nghiệm lớn trong xuất khẩu là tránh “bỏ trứng vào một giỏ” vì thường không ổn định, rất dễ bị “trục trặc” hoặc về lượng xuất khẩu, hoặc về giá cả, làm cho người trồng sắn dễ bị thiệt thòi…

- Vì vậy, không nên mở rộng diện tích gieo trồng sắn; cũng không nên quá tập trung vào một thị trường; cần đẩy mạnh việc chế biến tiêu thụ ở trong nước, để tăng giá trị tăng thêm, tăng thực thu ngoại tệ.


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 19 Tháng 12 2012 22:17