GIÁ CÀ PHÊ


Các giải pháp phát triển ngành Sắn (25/12)

Giảm diện tích, tăng năng suất

- Để phát triển bền vững cây sắn, Bộ NN&PTNT đã có chủ trương ngăn chặn hiện tượng mở rộng diện tích trồng sắn, giảm dần diện tích cây sắn xuống chỉ còn 500.000 ha vào năm 2015 và ổn định diện tích 450.000 ha vào năm 2020, đồng thời tăng sản lượng cây sắn thông qua thúc đẩy thâm canh tăng năng suất, đưa sản lượng sắn lên 11 triệu tấn/năm để đáp ứng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và xăng sinh học.

- Theo ông Bùi Bá Bổng - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, nhận định: "Thời gian tới, 6 nhà máy sản xuất ethanol đi vào hoạt động sẽ tiêu thụ 3,5 triệu tấn sắn/năm, cùng với nhu cầu của các nhà máy sản xuất thức ăn cần 2,2 triệu tấn/năm…, như vậy tổng sản lượng sắn sẽ chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước.

- Vì vậy, trong tương lai, chúng ta không khuyến khích XK sắn, mà ưu tiên cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột và nhà máy sản xuất ethanol".

- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2011, tổng kim ngạch XK sắn đạt 952 triệu USD, tăng 71% so với năm 2010, đứng thứ 6 trong các mặt hàng nông sản XK. Tháng 11/2012, XK sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 193.000 tấn, giá trị đạt 77 triệu USD; tổng 11 tháng đầu năm đạt 3.828.000 tấn, 1,2 tỷ USD, tăng 56% về lượng và 36,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Tình hình XK sắn và các sản phẩm từ sắn vẫn được đánh giá khả quan, hầu hết thị trường tiêu thụ lớn đều tăng trưởng mạnh: Trung Quốc tăng 52% về lượng, 30,7% về giá trị; Hàn Quốc tăng 3,13 lần về lượng, 2,7 lần về giá trị; Đài Loan tăng 75% về lượng, 56% về giá trị; Philippines tăng 2,7 lần về lượng, 3,2 lần về giá trị so với cùng kỳ.

- XK tăng cao nên thời gian qua, tại nhiều địa phương, nông dân đã ồ ạt phá rừng trồng sắn, diện tích sắn tăng mạnh. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, hiện tổng diện tích trồng sắn cả nước đã lên tới 559.600ha, tăng 64.000ha so với cách đây 5 năm, bình quân mỗi năm tăng trên 16.000ha. Các vùng trồng sắn đều tăng diện tích, trong đó miền Bắc tăng 25.300ha, miền Nam tăng 38.900ha. Tây Nguyên là vùng có diện tích sắn lớn nhất nước, trong 5 năm qua, diện tích sắn không ngừng tăng lên, đến nay, diện tích trồng sắn tại Tây Nguyên chiếm 28,32% diện tích sắn cả nước. Đặc biệt, một số tỉnh đã tăng diện tích trồng sắn lên gấp nhiều lần, như: Kon Tum có hơn 42.000ha, vượt 14.000ha so với kế hoạch; Gia Lai 63.000ha, vượt 10.000ha.


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 24 Tháng 12 2012 22:42